CÔNG TY CP KHOA HỌC KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN VÀ KIỂM ĐỊNH VIỆT
(0274) 3868738 - (0274) 3899738
(0274) 3868738
viet@vietsci.com

An toàn bức xạ trong y tế luôn được các cơ sở y tế coi trọng

Bên cạnh những hiệu quả to lớn trong công nghiệp, y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn an toàn.

Đâu là giới hạn liều an toàn?

Từ những năm 30, ICRP (Ủy ban Quốc tế về An toàn bức xạ) đã khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia phóng xạ quá liều an toàn. Khuyến cáo đó được bổ sung bằng những khuyến cáo giới hạn liều được điều chỉnh hàng năm. Các giới hạn khuyến cáo gần đây nhất được đưa ra năm 1990. Nó không là giới hạn bắt buộc, nhưng đã được thông qua như là quy tắc luật pháp ở nhiều nước.

Đối với công nhân: Theo khuyến cáo của ICRP, thì mức liều đối với công nhân không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv.

Đối với công chúng: Giới hạn liều đối với công chúng nói chung thấp hơn đối với công nhân. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng không nên vượt quá 1 mSv/1 năm.

Đối với bệnh nhân: ICRP không có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh nhân. Trong khám bệnh và điều trị bằng xạ trị, liều chiếu có thể tăng gấp hàng trăm lần so với giới hạn liều đối với công nhân. Bởi vì liều xạ được dùng là để xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần thiết hơn ngay cả khi phải dùng đến liều cao.

Những nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh

Nhóm thứ nhất là những người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất chất phóng xạ như: mỏ uran, nhà máy xử lý quặng uran, nhà máy khai thác, tách các đồng vị uran, các lò phản ứng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất plutoni, các cơ sở điện hạt nhân, các cơ sở khai thác, nghiên cứu, sản xuất nguyên tố phóng xạ, các đơn vị vận chuyển, lưu chứa chất thải phóng xạ.

Nhóm thứ hai là những người sử dụng các tia bức xạ ion hóa từ những nguyên tố phóng xạ trong các ngành công nghiệp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành sinh học và ngành sinh hóa học.

Nhóm thứ ba là những người sử dụng máy phát tia X, nhất là các khoa điện quang y tế.

Thể nhẹ: Rối loạn điều hòa thần kinh, huyết áp động mạch hạ, mạch nhanh và loạn nhịp xoang, rối loạn vận động ruột và chức năng mật, dễ kích thích.

Thể tiến triển: Biểu hiện lâm sàng và điện tim của chứng loạn dưỡng cơ tim với huyết áp động mạch hạ kéo dài; giảm sản tủy xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và limphô bào), giảm tiểu cầu; rối loạn chức năng buồng trứng, ít kinh nguyệt ở nữ giới.

Viêm da mạn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu: Loạn cảm giác, đau, ngứa, da khô, loạn dưỡng móng tay, tăng sừng hóa, sung huyết, nứt nẻ, loét da, đục nhân mắt.

Dấu hiệu muộn: ung thư da, ung thư xương, bạch cầu tủy, ung thư thượng bì phổi.

Điều trị và dự phòng thế nào?

Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cần chú ý điều trị toàn diện, thực hiện tốt chế độ nghỉ dưỡng; ăn uống đủ chất đạm và vitamin như B12, B6, thuốc chống chảy máu (vitamin P, K, rutin), truyền máu...

Phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Để dự phòng: Cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác; phải dùng các kẹp dài hoặc các phương tiện điều khiển từ xa, vì lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Có tường, màn che chắn phù hợp với từng loại tia khác nhau bởi một tia phóng xạ (tia X, alpha, bêta, gamma, nơtron...) mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua tường, các loại màn che. Bên cạnh đó cũng cần chú ý liều phóng xạ phát ra giảm dần theo thời gian, do vậy cần chú ý đến thời gian an toàn được khuyến cáo cho từng loại tia phóng xạ.

Khi làm việc hoặc thao tác với chất phóng xạ, cần mặc quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác, được đeo tấm chì, đi găng tay cao su pha chì, mặc quần áo không thấm nước và tắm giặt sau giờ làm việc; điều này có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu, nội chiếu và phần nào chống sự chiếu xạ. Khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần, chú ý xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ. Đặc biệt cần chú ý đến các tổn thương mạn tính ở ngoài da của những người có nguy cơ cao, những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn phát xạ.

Các chất phóng xạ có thể xâm nhập cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma... Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý của cơ thể bị nhiễm xạ do tiếp xúc với tia phóng xạ ở nơi làm việc có nguồn phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo, tia X, có liều chiếu xạ vượt quá giới hạn tối đa cho phép./.​

(Nguồn: https://www.moh.gov.vn)

Vui lòng liên hệ Công ty CP Khoa học kỹ thuật Huấn luyện và kiểm định Việt để được tư vấn hỗ trợ:

Địa chỉ: 237 Đường D12, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm : Đường DX17, ấp Phú Thọ, xã Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3 868 738 – 0917 211 441  |  Email: viet@vietsci.com
 

Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên;

Kiểm xạ, kiểm định thiết bị bức xạ

Thiết kế, chế tạo, thi công phòng chì X-Quang

Áp tải nguồn phóng xạ, chất phóng xạ

Link Hồ sơ năng lực/ Giấy phép/ Giấy chứng nhận hoạt động của chúng tôi

 

 

Tin khác:

Tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm năm 2024

Đối với vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ: Quy định tại Điều 8, Mục 1, Chương III, Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên...

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người trực tiếp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa.

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở...

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở...

Nhân viên tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân; vận hành máy soi, chiếu, chụp có sử dụng bức xạ hạt nhân phải tham gia các khóa đào tạo nào?

Các công việc tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân; vận hành máy soi, chiếu, chụp có sử dụng bức xạ hạt nhân được coi là công việc bức xạ. Một số máy, thiết bị có sử dụng bức xạ hạt nhân như sau:

Đào tạo an toàn bức xạ tại Long An năm 2024

Ngày 08/11/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng. Như vậy, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ bắt buộc phải đào tạo mà không phân biệt...

Download

liên hệ việt sci

Địa chỉ: 364 Đường Tạo Lực 1, Khu phố 1, P. Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Văn phòng GD: Đường DX17, Kp. Phú Thọ, P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3868738 - (0274) 3899738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com

Nhà sản xuất tiêu biểu   |  

khách hàng tiêu biểu


0906.851.007

 
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0912537738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0915 845 738
    Phòng kinh doanh