Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra. Quy định cơ sở bức xạ phải thực hiện kiểm xạ là khoản 1, 2 Điều 14, Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.

" />
CÔNG TY CP KHOA HỌC KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN VÀ KIỂM ĐỊNH VIỆT
(0274) 3868738 - (0274) 3899738
(0274) 3868738
viet@vietsci.com

Quy định xử phạt khi không kiểm xạ khu vực làm việc

Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra. Quy định cơ sở bức xạ phải thực hiện kiểm xạ là khoản 1, 2 Điều 14, Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.

Cụ thể:

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc.
 2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phải tuân theo các đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ đã được xác định trước;
b) Mức điều tra cho các vị trí đo quy định tại điểm a khoản này phải được thiết lập dựa trên các số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự;
c) Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực hiện tại khu vực đó và không được ít hơn một lần trong một năm;
d) Thiết bị kiểm xạ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.”

Hình ảnh nhân viên Trung tâm kỹ thuật an toàn bức xạ II kiểm xạ khu vực làm việc tại Bệnh viện 30-4


Đối với cơ sở bức xạ y tế, ngoài việc thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-BKHCN, còn phải kiểm soát việc kiểm xạ theo Điều 15, Thông tư 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT như sau:


“1. Cơ sở y tế phải tiến hành đo kiểm xạ môi trường theo các quy định sau:
a) Đo kiểm xạ môi trường làm việc và xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
b) Định kỳ hàng năm kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;
c) Định kỳ hàng tháng kiểm tra mức nhiễm bẩn phóng xạ tại nơi làm việc và môi trường xung quanh đối với cơ sở y học hạt nhân sử dụng thuốc phóng xạ khám và điều trị bệnh;
d) So sánh kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc với các mức điều tra đã được xác lập và xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục trong trường hợp kết quả kiểm tra lớn hơn mức điều tra.


2. Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ hồ sơ kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc và thông báo kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc cho nhân viên bức xạ y tế.”


Do đó, cơ sở bức xạ không thực hiện quá trình kiểm xạ sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 2 điều 8 Nghị định 107/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3 đến 6 triệu đối với hành vi không kiểm xạ định kì nơi làm việc của nhân viên bức xạ theo quy định.

 

Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia các khóa huấn luyện hoặc cần tư vấn.Vui lòng liên hệ Công ty CP Khoa học kỹ thuật Huấn luyện và kiểm định Việt để được tư vấn hỗ trợ:

VPGD và Phòng thí nghiệm : Đường DX17, ấp Phú Thọ, xã Phú Chánh, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Văn phòng tại Tp. HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (0274) 3 868 738 – 0978.787.613 (Mr.An)Email: viet@vietsci.com

- Kiểm định/ hiệu chuẩn / thử nghiệm phương tiện đo
- Kiểm định an toàn
- Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Đào tạo sơ cấp nghề (vận hành thiết bị áp lực, xe nâng, cần trục, cổng trục, ...)
Tư vấn cấp phép lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử;
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên;
Kiểm xạ, kiểm định thiết bị bức xạ
Thiết kế, chế tạo, thi công phòng chì X-Quang
Áp tải nguồn phóng xạ, chất phóng xạ

 

Link Hồ sơ năng lực/ Giấy phép/ Giấy chứng nhận hoạt động của chúng tôi

 

Tin khác:

Huấn luyện an toàn cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp

Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế...

Huấn luyện an toàn lao động công việc tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân

Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người làm công việc tiếp xúc bức xạ ion hóa, phóng xạ, hạt nhân (danh mục quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH) phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Nghị định 04/2023/NĐ-CP của Chính phủ với thời gian và các bài kiểm tra như sau...

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng trực tiếp làm hỏa táng, địa táng

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp,...

Thông báo lịch nghỉ Tết và lịch làm việc sau Tết âm lịch 2024

Thông báo lịch nghỉ Tết và lịch làm việc sau Tết âm lịch 2024 

Đào tạo vận hành cầu trục tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 (Công ty TNHH M.D.K)

Thiết bị an toàn là thiết bị có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Các thiết bị này được quản lý bởi các Quy chuẩn Quốc gia do nhà nước ban hành. Từng loại thiết bị an toàn sẽ có những cách thức quản lý đặc trưng, tuy nhiên tựu chung lại có thể khái quát việc quản lý như sau:


0906.851.007

 
  • Bùi Thị Hương
    0931.340.841
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0908.893.794
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh
  • Phan Thị Loan
    0362.262.988
    Phòng kinh doanh