Huấn luyện an toàn người lái xe
Nhóm công việc trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại là 01 trong 32 nhóm công việc bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao độn nhóm 3 theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BĐTBXH ngày 20/08/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội...
Lái xe là nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể xảy ra những tai nạn nhẹ cho đến thương vong nặng nề. Một số nguy cơ tiềm ẩn có thể nêu ra như:
-
Phương tiện chở hàng hóa cồng kềnh, không cố định chắc chắn có thể đỗ và đè lên những phương tiện hoặc người đi đường.
-
Điều khiển xe lùi có nhiều góc chết mà không có người điều hướng có thể va chạm phương tiện khác hoặc người.
-
Lái xe quá tốc độ cho phép trên cung đường bị hạn chế tốc độ, đông dân cư, có thể xảy ra va chạm giao thông.
-
Vượt ẩu ngược chiều khi đi qua những khúc cua, có tầm nhìn kém, có nguy cơ gây đối đầu trực diện với xe khác đi hướng ngược lại.
-
Tài xế làm việc liên tục quá thời gian cho phép, gây ra tình trạng thiếu ngủ trong lúc đang điều khiển phương tiện.
-
Tài xế sử dụng chất kích thích, uống rượu bia trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Nhóm công việc trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại là 01 trong 32 nhóm công việc bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao độn nhóm 3 theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BĐTBXH ngày 20/08/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hình ảnh một vụ tai nạn xe
Theo quy định của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thì người lái xe bắt buộc phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Nghị định 04/2023/NĐ-CP của Chính phủ với thời gian và các bài kiểm tra như sau: Huấn luyện ban đầu tổng là 24 giờ (định kỳ là 12 giờ), trong đó 01 bài kiểm tra lý thuyết 2 giờ kết thúc khóa huấn luyện. Cụ thể:
Phần I: Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Phần II: Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
1. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
2. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
3. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
5. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Phần III: Nội dung huấn luyện chuyên ngành
1. Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người lái xe
Phần IV: Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
Quý khách hàng có nhu cầu về huấn luyện, đào tạo hoặc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo, vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 364, Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028)9999 0979 – (0274) 3 868 738
www.vietsci.com; Email: viet@vietsci.com
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.