Khác biệt giữa huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 3 hóa chất theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Huấn luyện an toàn vệ sinh, lao động nhóm 3 hóa chất theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, nay là Bộ Nội vụ)...
I. Huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Nghị định 82/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 113/2017/NĐ-CP (bộ Công thương quản lý)
1. Đối tượng huấn luyện (Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.”
2. Nội dung, thời gian huấn luyện (Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP và khoản 16, 17, Điều 1, Nghị định 82/2022/NĐ-CP)
“Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
c) Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
c) Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
d) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
e) Nội dung thực hành tại cơ sở hoạt động hóa chất: Nhận biết đặc tính nguy hiểm của hóa chất và thực hành quy trình xử lý một số sự cố hóa chất điển hình tại cơ sở hoạt động hóa chất. (khoản 17, điều 1, Nghị định 82/2022/NĐ-CP)
a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất”
đ) Nội dung thực hành tại cơ sở hoạt động hóa chất: Nhận biết đặc tính nguy hiểm của hóa chất và thực hành quy trình xử lý một số sự cố hóa chất điển hình tại cơ sở hoạt động hóa chất. (khoản 17, điều 1, Nghị định 82/2022/NĐ-CP)
b. Thời gian huấn luyện: Thời gian huấn luyện định kỳ từ lần thứ 2 trở đi bằng 50% lần đầu:
- Nhóm 1: lần đầu tối thiểu 8 giờ, định kỳ tối thiểu 4 giờ
- Nhóm 2: lần đầu tối thiểu 12 giờ, định kỳ tối thiểu 6 giờ
- Nhóm 3: lần đầu tối thiểu 16 giờ, định kỳ tối thiểu 8 giờ.
II. Huấn luyện an toàn vệ sinh, lao động nhóm 3 hóa chất theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, nay là Bộ Nội vụ)
“Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành”. Danh mục quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
Công việc liên quan đến hóa chất quy định tại mục 2 trong danh mục Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH: “Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất”
2. Nội dung và thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 3 hóa chất
a. Nội dung huấn luyện (Điều 18, Nghị định 44/2016/NĐ-CP)
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động”.
b. Thời gian huấn luyện (Điều 19, Nghị định 44/2016/NĐ-CP)
Tổng thời gian huấn luyện nhóm 3 ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Huấn luyện định kỳ ít nhất là 12 giờ.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy:
-
Huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công thương quản lý. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (nay là Bộ Nội vụ).
-
Đối tượng, nội dung và thời gian huấn luyện cơ bản là khác nhau (chỉ một phần trùng nhau). Do đó việc huấn luyện an toàn hóa chất và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp
Trên đây là một số nội dung trao đổi về huấn luyện an toàn hóa chất và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Quý khách hàng có nhu cầu về huấn luyện hoặc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo, vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 160, đường DX006, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028)9999 0979 – (0274) 3 868 738
www.vietsci.com; Email: viet@vietsci.com
GV Trần Nhựt An – Công ty CP KHKT – Huấn luyện và Kiểm định Việt