Huấn luyện an toàn người làm công việc lò nung, lò luyện
Ngày 20 tháng 8 năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH kèm theo Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, có 32 nhóm ngành nghề bắt buộc phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong đó có công việc trực tiếp làm khuôn đúc, luyện, đúc, tẩy rửa, mạ,...
Lò nung, lò luyện là các máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành luyện kim, quá trình luyện kim thường xảy ra một số nguy cơ tai nạn lao động như:
-
Khi nấu kim loại phát ra tia tử ngoại có năng lượng lớn gây viêm mắt, bỏng da.
-
Nước kim loại nóng bắn vào người trong quá trình đổ khuôn gây bỏng.
-
Va quẹt với các thiết bị, các khuôn sắt vừa đúc còn sắt bén gây xây xác, trầy, bị thương…
Ngày 20 tháng 8 năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH kèm theo Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, có 32 nhóm ngành nghề bắt buộc phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong đó có công việc trực tiếp làm khuôn đúc, luyện, đúc, tẩy rửa, mạ, làm sạch bề mặt kim loại; chế biến kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện (người làm công việc lò nung, lò luyện).
Hình ảnh quá trình luyện kim
Theo quy định của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thì người làm công việc lò nung, lò luyện bắt buộc phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Nghị định 04/2023/NĐ-CP của Chính phủ với thời gian và các bài kiểm tra như sau: Huấn luyện ban đầu tổng là 24 giờ (định kỳ là 12 giờ), trong đó 01 bài kiểm tra lý thuyết 2 giờ kết thúc khóa huấn luyện. Cụ thể:
Phần I: Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Phần II: Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
1. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
2. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
3. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
5. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Phần III: Nội dung huấn luyện chuyên ngành
1. Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người làm công việc lò nung, lò luyện
Phần IV: Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
Quý khách hàng có nhu cầu về huấn luyện, đào tạo hoặc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo, vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 364, Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028)9999 0979 – (0274) 3 868 738
www.vietsci.com; Email: viet@vietsci.com
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.