Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người trực tiếp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa.
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở...
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
Tại sao cần phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?
Mục đích:
• Nhận diện mối nguy, phòng ngừa tai nạn lao động.
• Cập nhật kiến thức về an toàn vệ sinh lao động.
Nhà nước quy định:
Quy định tại Điều 14 Luật 84/2015/QH13 Về An toàn, vệ sinh lao động như sau:
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.
5. Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.
Trường hợp doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.”
Người lao động trực tiếp sản xuất gạch, ngói
Người lao động trực tiếp sản xuất sành, sứ
Nội dung học và thời gian huấn luyện nhóm 3 (sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa)?
Nhóm 3: Huấn luyện ban đầu tổng là 24 giờ (định kỳ là 12 giờ), trong đó 01 bài kiểm tra lý thuyết 2 giờ kết thúc khóa huấn luyện. Cụ thể:
-
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
-
Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
-
Nội dung huấn luyện chuyên ngành (sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa)
-
Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
Người lao động sản xuất thủy tinh
Quý khách hàng có nhu cầu về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo, vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 364, Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028)9999 0979 – (0274) 3 868 738
www.vietsci.com; Email: viet@vietsci.com
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.